GIỚI THIỆU
Ở bài viết này, 3DPR sẽ trình bày cho các bạn quá trình ráp các bộ phận ,chi tiết cơ khí của một chiếc máy in 3D Prusa I3 từ A tới Z.YÊU CẦU PHẦN CỨNG
- Bộ khung bằng Mica (hoặc bạn có thể tự gia công bằng nhôm để chắc chắn và đẹp hơn).
- Bộ các chi tiết nhựa.
- 5x động cơ bước.
- Bộ khung sắt và ốc- tán.
- Bánh răng M8 cho bộ đùn nhựa.
- 4x Vòng bi 608.
- 2M dây đai.
- 2x pulley.
- 11x ổ bi LM8UU.
NỘI DUNG
PHẦN KHUNG SẮT
Chúng ta sẽ đi từ dưới lên trên có nghĩa là bắt đầu từ phần khung sắt trước.
![]() |
Hình 1 |
Mặc dù trong bộ các chi tiết bằng nhựa, chúng tôi có in cho bạn 4 góc chân nhưng ở tấm hình trên, chi tiết này đã được đúc bằng nhôm để tăng độ bền chắc của máy. Bạn cũng có thể liên hệ với chung tôi dể gia công theo ý thích của bạn.
Chi tiết góc nối của máy in gồm 4 lỗ trục song song và vuông góc nhau đôi một. Lỗ cao trên cùng dành cho thanh trượt của trục Y máy in. Các lỗ còn lại để lắp 2 thanh răng 210mm (dọc trục X) và 1 thanh răng 440mm (dọc trục Y). Các góc còn lại tương tự. (Hình 1).
TRUYỀN ĐỘNG TRỤC Y
![]() |
Hình 2 |
![]() |
Hình 3 |
Điều khó nhất trong khâu này là ta phải so hàng sao cho dây đai song song với trục Y của máy in 3D. Chỉ cần vị trí giữa động cơ bước và vòng bi 608 lệch nhau một xíu thôi thì sản phẩm in của chúng ta sẽ bị méo dạng.
LẮP ĐẶT BÀN NUNG (bàn gia nhiệt).
![]() |
Hình 4 |
Ơ cấu hoạt động của máy in 3D Prusa I3 là trục X và Y chuyển động tương đối với nhau để tạo ra hình dạng.
Một điểm khác biệt so với các máy CNC bạn thường thấy là thông thường phôi của máy CNC sẽ đứng yên, dao cắt sẽ chuyển động. Prusa I3 thì hoàn toàn khác, vật thể in sẽ chuyển động dọc trục Y và đầu phun sẽ tịnh tiến theo trục X.
Chính vì vậy, bàn nung (nơi chứa chứa vật in hay gọi là phôi) sẽ được bắt cố định vào trục Y như hình 4.
TRUYỀN ĐỘNG TRỤC X
![]() |
Hình 5 |
![]() |
Hình 6 |
Trong việc cân chỉnh máy in 3D thì việc lắp đặt phần truyền động trục X là khó khăn nhất. Bạn phải đảm bảo cho đầu và cuối của trục X song song hoàn toàn với bàn nung ở phía dưới.
Ở khâu này, 3DPR xin lưu ý rằng có một số bạn dùng thước bọt nước để đo độ cân bằng của trục X, điều này hoàn toàn không nên làm vì đo như vậy sẽ chỉ đo sự cân bằng của trục X so với mặt đất mà thôi trong khi khí đó bàn nung của chúng ta chưa chắc đã cân bằng kéo theo phôi in của chúng ta cũng sẽ bị méo dạng.
Giải pháp tốt nhất là thay vì lấy mặt đất làm tọa độ gốc để cân chỉnh, ta nên đo trực tiếp khoảng cách từ trục X so với bàn nung để đảm bảo độ chính xác.
TRUYỀN ĐỘNG TRỤC Z
![]() |
Hình 7 |
Bộ các chi tiết máy in đã được gia công chính xác, các bạn chỉ việc lắp đặt như hình.
CỤM ĐÙN NHỰA VÀ ĐẦU PHUN
![]() |
Hình 8 |
![]() |
Hình 9 |
![]() |
Hình 10 |
Ở phần này, các chi tiết nhựa đã có sẵn, các bạn chỉ việc ráp vào mà thôi.
Trên đây là bài viết hướng dẫn lắp ráp các bộ phận cơ khí máy in 3D Prusa I3, nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn cứ việc liên hệ chúng tôi để được giải đáp.
Xin mời tham khảo video bên dưới để hiểu rõ hơn.
Tiếp đến chúng ta sẽ đi vào phần điện tử.
Tác giả
Khải Võ
3DPRINTERREPRAP - sẻ chia công nghệ - kết nối tương lai.
BQT.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét